NCV số 5 - Ở trường học, ai đáng sợ hơn?

Thứ hai - 24/07/2017 21:15

NCV số 5 - Ở trường học, ai đáng sợ hơn?

Thầy dốt đáng sợ hơn trò dốt!

Bình luận
- Trước hết bạn đọc hãy bình tĩnh, đừng vội khó chịu khi thấy NCV sử dụng từ "dốt" ở đây nhé. Tôi sẽ giải thích cách dùng từ "dốt" theo cách diễn đạt như sẽ đề cập dưới đây. Hơn nữa từ "dốt" theo nghĩa dân dã ở mức "chưa biết cái gì đấy" trong khi người khác thì biết và khi đó mình trở nên "dốt". Vậy hãy cùng NCV số 5 hiểu từ "dốt" là còn "chưa biết điều gì đấy" đi cho nó nhẹ nhàng tý và cùng bàn luận về câu NCV vậy.  

- Nói ai đó dốt thì thật bất lịch sự, và nhiều trường hợp lời đánh giá này cũng chưa hợp lý khi lời nhận định này chịu chi phối nhiều quan điểm chủ quan mà không dựa trên luận cứ khoa học một cách rõ ràng, khách quan,  đảm bảo các yêu cầu của sự tin cậy.

- Vậy nên câu nói cho vui như trên cũng nên hiểu và cảm nhận ở mức có ý gợi mở. Hơn nữa câu nói đã cô đọng gây ấn tượng của phong cách nói cho vui của TNHSC; và nếu nói dài dòng một tý có thể diễn đạt thế này: Người thầy có vai trò rất quan trọng. Họ có tài năng và đức độ. Tuy nhiên họ cũng không phải luôn luôn hoàn hảo và đôi khi, hy vọng là rất ít khi, ai đó trong họ cũng có thể sai sót, sai lầm, không phải cái gì cũng biết tuốt, và việc người thầy sai lầm rất tiếc có thể gây nên tác hại lớn hơn nhiều so với mọi người khác.

- Nói cách khác là "Nói cho vui" đang nhấn mạnh vai trò của người thầy và vì thế cần phát huy vai trò tích cực của người thầy. Bên cạnh đó người thầy cũng chủ động khắc phục những hạn chế của mình để không phải gây ra những rào cản cho sự phát triển của học trò.

- Người Việt Nam chúng ta có văn hoá tôn sư trọng đạo và những lời lẽ về người thầy luôn luôn là những từ ngữ, lời nói thể hiện sự tôn trọng, về đạo đức, về tri thức, về vai trò của người thầy. Về phía người thầy, để có vai trò đóng góp cho xã hội thật sự, cần luôn cố gắng phấn đấu học hỏi không ngừng và trong đó có cả việc học từ những người trò, để họ luôn có thể vững bước, chắc chắn hơn, hạn chế thấp nhất sự thiếu hụt trong việc đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

- Thực tế người thầy vẫn có thể không bắt kịp thời gian, kiến thức thậm chí vẫn còn chưa theo kịp người trò trong một số lĩnh vực, thậm chí nhận thức không phải lúc nào cũng toàn diện và theo kịp với thời đại, với toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, AI và thời đại công nghiệp 4.0. Và vậy người thầy cần cởi mở hơn, học hỏi hơn, và kể cả nghi ngờ hơn với tri thức của mình để đừng biến mình thành vật cản khi không thừa nhận điều lẽ ra nên thế mà mình còn chưa tiếp cận được.


 

Tác giả bài viết: Tuấn Ngũ Hành Sơn

Nguồn tin: Tuấn Ngũ Hành Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

GIỚI THIỆU / INTRODUCTION

LINKS: 1. DUE Elearning 2. SCV 3. Google Scholar 4. Face 5. Tel: +84914135723 TIẾNG VIỆT / ENGLISH 1. GIỚI THIỆU WEBSITE  Logo   Slogan   Lạc quan - Tích cực - Sáng tạo Quan điểm chủ đạo của admin: Sự thành công của nghề...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay125
  • Tháng hiện tại25,540
  • Tổng lượt truy cập4,177,848
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây