Trang tin Tuấn Ngũ Hành Sơn

https://tuannguhanhson.com


PC số 2 - Hướng dẫn thực hiện đề tài về đào tạo nguồn nhân lực

Training

Training

PC (Professional Cooperation - Hợp tác chuyên môn) là lĩnh vực hợp tác trong giảng dạy, nghiên cứu, tư vấn thiết kế và triển khai ứng dụng quản trị nguồn nhân lực và hành vi tổ chức, thuộc Hoạt động chuyên môn của TuanNguHanhSon.Com. PC số 2 hướng dẫn thực hiện luận văn tốt nghiệp đề tài về đào tạo nguồn nhân lực.
1. Giới thiệu chung
Đề tài luận văn tốt nghiệp có thể thực hiện theo 1 trong 2 hướng: đề tài nghiên cứu / giải pháp. Lưu ý gọi là hướng giải pháp nhưng vẫn phải áp dụng các phương pháp phù hợp.

Theo hướng giải pháp thì đề tài về đào tạo nguồn nhân lực có thể theo hướng thiết kế chính sách hoặc theo hướng thiết kế chương trình đào tạo.

Bài viết này hướng dẫn theo hướng giải pháp và thiết kế ctđt. Hướng dẫn tập trung vào hướng đề tài thực hiện, không tập trung và hướng dẫn toàn bộ, ví dụ như không hướng dẫn cách trình bày phần mở đầu.

2. Nội dung chính
Thường học viên có tiếp cận truyền thống theo đó nội dung chính gồm 3 chương.

2.1. Về cơ sở lý luận học viên có thể tham khảo các loại sách và bài viết. Có rất nhiều tài liệu viết về nội dung của quá trình đào tạo, trong đó có 3 bước:
- Thứ nhất là đánh giá nhu cầu đào tạo, gồm có: phân tích tổ chức, phân tích công việc, phân tích cá nhân.
- Thứ hai là thiết kế và triển khai thực hiện chương trình đào tạo. Có một số tài liệu phân biệt riêng là thiết kế và triển khai thực hiện. Có một số tài liệu gộp chung không phân biệt.
Các nội dung ở đây gồm có: xác định mục tiêu đào tạo; lựa chọn đối tượng đào tại; xác định nội dung đào tạo; lựa chọn phương pháp đào tạo; tài liệu và giảng viên; phương tiện sử dụng; kinh phí đào tạo.
Ngoài ra có thể thêm kịch bản đào tạo
- Thứ ba là đánh giá kết quả đào tạo.

Có hai cách tiếp cận thường được giới thiệu đó là đánh giá hiệu quả đầu tư của đào tạo và đánh giá theo mô hình 4 cấp độ đánh giá kết quả đào tạo của Kirpatrict.

- Đề tài và cụ thể nội dung của đào tạo được xem là truyền thống. Nhưng điều đó không có nghĩa tác giả cứ thế tổng hợp một cách đơn giản mà cần đầu tư thêm, chẳng hạn như về phương pháp đào tạo thì ngoài các phương pháp truyền thống nay có nhiều phương pháp thuộc nhóm ứng dụng công nghệ được giới thiệu cần được phân tích, tổng hợp và trình bày ở đây.

2.2. Trong phần phân tích thực trạng, 
- Đề tài thạc sĩ hay luận văn tốt nghiệp đại học phân tích và đưa ra các đánh giá thuyết phục về thực trạng của vấn đề nghiên cứu cũng là một thành công. Ở đây trước hết cần lưu ý là tập trung những vấn đề thuộc đào tạo nguồn nhân lực đã được giới thiệu, và áp dụng các biện pháp khoa học để phân tích và đánh giá. Trong quá trình phân tích, đánh giá có thể dựa trên quan điểm cá nhân nhất định nhưng cơ bản dựa trên thực tiễn đơn vị trong việc thực hiện quá trình đào tạo  và sử dụng phương pháp, gia tăng tính khách quan của toàn bộ quá trình phân tích để có được những đánh giá tin cậy, và trước hết thuyết phục người đọc.

2.3. Trong phần giải pháp, như đã nói là bài hướng dẫn theo hướng giải pháp và cụ thể hơn theo hướng giải pháp và thiết kế chương trình đào.
- Để đưa ra giải pháp về công tác đào tạo, bước thứ nhất - "đánh giá nhu cầu đào tạo" - cần phải được thực hiện và có kết quả rõ ràng trong việc trả lời câu hỏi: Trong thời gian đến công tác đào tạo cần đạt được các mục tiêu nào và những ai cần được đào tạo (gọi là đối tượng đào tạo), vậy nên mục tiêu và đối tượng là 2 nội dung đi đôi nhau và cần xác định thậy rõ. Để đạt được điều này cần tiến hành thực hiện đánh giá nhu cầu đào tạo, cần xác định được nhu cầu của tổ chức, xác định rõ yêu cầu năng lực (goi là khung năng lực) cho việc thực hiện các nhiệm vụ và các công việc và con người hiện tại đã đáp ứng đến mức nào rồi (gọi là đánh giá sự thiếu hụt năng lực).

- Có hoàn thành nội dung 1 trên mới có thể triển khai việc thiết kế và kiển khai thực hiện. Các nội dung cần xác định ở đây như được nêu ở cơ sở lý luận nhưng sự khác biệt ở đây phải có lựa chọn và thiết kế phù hợp và cụ thể, chẳng hạn như đối với về nội dung đào tạo đối với năng lực nào phải được định nghĩa và mô tả; phương pháp nào được lựa chọn cũng phải có cơ sở lựa chọn và mô tả việc áp dụng phương pháp cũng được mô tả. Cần thiết kế các chương trình rất cụ thể sẽ áp dụng trong thời gian đến.

- Đối với giải pháp đánh giá kết quả đào tạo, cần nêu rõ cách thức áp dụng và thiết kế công cụ đánh giá. Ví dụ như áp dụng cách tiếp cận Kirpatrict thì phải nõi rõ áp dụng các cấp độ đánh giá nào. Đối với các cấp độ đánh giá lựa chọn cũng cần thiết kế để thực hiện. Ví dụ như đánh giá bằng bài kiểm tra tự luận đối với cấp độ "học tập" thì phải nêu rõ, như đánh giá nội dung năng lực nào, bài kiểm tra tự luận theo cách tiếp cận Bloom hay khác, nếu theo Bloom thì đề kiểm tra đánh giá cấp độ năng lực Bloom nào và có thể thiết kế cụ thể nội dung bài kiểm tra.

Nguồn tin: Nguyễn Quốc Tuấn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây