NCV số 32 - Cách đơn giản khi sống trong hỗn loạn truyền thông

Thứ ba - 15/08/2023 08:06

Bad Communication

Bad Communication
Kiểm tra giấc ngủ buổi tối là cách đơn giản khi sống trong hỗn loạn truyền thông

Bình luận 
* Bởi do con người chúng ta "9 người 10 ý", do nhận thức của con người chi phối các yếu tố, trong đó có yếu tố cá nhân, nên cũng 1 sự kiện, sự việc, bối cảnh mà mỗi người có nhận định và nhận thức khác nhau, như William Shakespear cũng đã nói "Không có gì là rõ ràng tốt hay xấu, mà đó là do chúng ta nghĩ như vậy".

1- Tranh luận như là 1 hình thức giao tiếp và 1 phần của cuộc sống:
Vì lẽ đó khi tranh luận vấn đề nào đó theo chiều hướng 2 bên có thể có quan điểm khác nhau nhưng đều có thái độ thiện chí, tích cực để cùng có quan điểm giải quyết vấn đề nào đó tốt hơn thì việc nên làm

2- Khi tranh luận theo chiều hướng tranh cải, bế tắc 
Thật tệ hại khi ít ra 1 bên không giữ được thái độ thiện chí, chỉ nhắm đến quan điểm tệ hơn là lợi ích của họ mà không nhìn nhận vấn đề thiện chí, toàn diện, thì có lẽ chúng ta nên dừng, nên tránh.

3- Nhưng có những lúc chúng ta cũng phải tính đến việc có ý kiến đề bảo vệ lẽ phải, bảo vệ những lợi ích chính đáng của mình, của tổ chức, của xã hội chứ khi thấy quan điểm cũng như thái độ và lợi ích thiếu chính đáng, quá tệ hại từ phía bên kia.

4- Rất tiếc khi chúng ta tham gia vào việc tranh luận hay phản hồi 1 vấn đề đang nằm trong vùng hỗn loạn truyền thông, việc tranh luận trở nên mất phương hướng , thiếu cấu trúc, và thành đề tại mạng xã hội mất kiểm soát.  Đó cũng là lúc chúng ta có những lựa chọn: lờ đi, thoát đi, tiếp tục tranh luận, gạn lọc chủ đề, định hướng lại,... Trong phương án nào thì ta cũng đang đối diện đến "tình huống hỗn loạn truyền thông" nếu như vấn đề đó rất quan trọng đối với chúng ta và xu hướng thì việc tranh luận thành ra tranh cải không dứt và mất kiểm soát.

* Thi lúc đó phải làm sao để có lựa chọn thích hợp?
* Việc lựa chọn lúc này nên xem là 1 quyết định đạo lý. Quyết định đạo lý là quyết định trong tình huống vấn đề có yếu tố đạo đức, liên quan đến danh dự, phẩm giá, giá trị, việc cân nhắc có tính chất tiến thoái lưỡng nan, đòi hỏi người ta quyết định có sự trưởng thành đạo lý, nguyên tắc sống tốt, có "cẩm nang cuộc sống" có giá trị.

* Để có thể ra quyết đạo lý, nên có những quy tắc trong việc cân nhắc ra quyết định, ví dụ quy tắc "đi bằng đôi giày người khác" tức đặt bản thân trong bối cảnh của người khác để thấu hiểu hành xử của họ. 

* Trong các quy tắc đó, có một quy tắc mà NCV 32 đề cập đến là "kiểm tra giấc ngủ buổi tối". Quy tắc này nghĩa là khi mình muốn làm gì (ra quyết định gì, lựa chọn gì, phát biểu như thế nào, đối xử kiểu gì,...) thì hãy nghĩ đến việc rằng, điều đó có làm cho ta bận tâm trăn trở không ngủ yên được hôm nay không; và một khi chưa yên tâm được thì hãy xem lại việc làm của mình.

PS:
- tình huống hỗn loạn truyền thông phổ biến khi bạn rất quan tâm, nhất là bản thân có mối quan hệ hoặc người trong cuộc đối với các tranh cãi mạng xã hội về các sự kiện liên quan đến giới showbiz, người công chúng.
- Quy tắc "kiểm tra giấc ngủ buổi tối" là quy tắc đơn giản chứ không phải thuộc những quy tắc cốt yếu có tính cẩm nang ra quyết định. Để tham khảo hãy đọc các quy tắc này trong quyển "Phát triển kỹ năng quản trị" của Nguyễn Quốc Tuấn và Nguyễn Thị Loan (2010)

Tác giả bài viết: Tuấn Ngũ Hành Sơn

Nguồn tin: Tuấn Ngũ Hành Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

GIỚI THIỆU / INTRODUCTION

LINKS: 1. DUE Elearning 2. SCV 3. Google Scholar 4. Face 5. Tel: +84914135723 TIẾNG VIỆT / ENGLISH 1. GIỚI THIỆU WEBSITE  Logo   Slogan   Lạc quan - Tích cực - Sáng tạo Quan điểm chủ đạo của admin: Sự thành công của nghề...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm2
  • Hôm nay72
  • Tháng hiện tại39,570
  • Tổng lượt truy cập4,191,878
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây