PC số 3 - Hướng dẫn đề tài về đánh giá thành tích

Chủ nhật - 03/10/2021 22:12

PC số 3 - Hướng dẫn đề tài về đánh giá thành tích

PC (Professional Cooperation - Hợp tác chuyên môn) là lĩnh vực hợp tác trong giảng dạy, nghiên cứu, tư vấn thiết kế và triển khai ứng dụng quản trị nguồn nhân lực và hành vi tổ chức, thuộc Hoạt động chuyên môn của TuanNguHanhSon.Com. PC số 3 hướng dẫn thực hiện luận văn tốt nghiệp đề tài về đánh giá thành tích và quản trị thành tích.
1. Giới thiệu chung
Bài viết hướng dẫn thực hiện đề tài luận văn về đánh giá thành tích. Gọi là đề tài về đánh giá thành tích gọi chung vậy, chứ có chủ đề khác nhau là "đánh giá thành tích" và "quản trị thành tích". Vậy người đọc cần lưu ý phân biệt 2 nội dung khác nhau sẽ đề cập. Bài viết cũng hướng dẫn đề tài dạng giải pháp.

2. Vấn đề lý luận.
- Chọn đề tài với chủ đề "đánh giá thành tích" sẽ được xem là truyền thống như "đào tạo nguồn nhân lực", trong khi đó đề tài về "quản trị thành tích" thì ít được học viên thực hiện hơn. Tuy nhiên khi chọn đề tài "đánh giá thành tích" thì các nội dung ở đây cũng có một phần tính chất "quản trị thành tích".

2.1. Về đánh giá thành tích: Các nội dung chính ở đây cần đề cập là khái niệm và vai trò của đánh giá thành tích, nhưng cơ bản hơn hết là các nội dung của đánh giá thành tích, mà đúng hơn gọi là quá trình, gồm các bước như sau:
1- Xác định mục tiêu đánh giá. 
2 - Xác định nội dung đánh giá. 
3 - Thiết lập tiêu chuẩn đánh giá
4- Xác định phương pháp đánh giá.
5- Thu thập thông tin và Thực hiện đánh giá thành tích
6- Ứng dụng kết quả đánh giá.

Liên quan đến 2&3: Tiêu chuẩn đánh giá được xác định trên cơ sở xác định nội dung đánh giá, vì thế có một số tài liệu không ghi thành 2 bước là "xác định nội dung đánh giá" và "thiết lập tiêu chuẩn đánh giá" mà ghi luôn là "thiết lập tiêu chuẩn đánh giá" và khi xây dựng bộ tiêu chuẩn coi như cũng xác định luôn nội dung đánh giá.
Xác định nội dung đánh giá chính là những thành phần chính yếu của nội dung cần đánh giá, trả lời về việc đánh giá nội dung nào: kết quả, trách nhiệm, hành vi, năng lực,...
Thiết lập tiêu chuẩn đánh giá là phát triển thang đo lường đánh giá trên cơ sở nội dung đã xác định, như các loại kết quả cần đo lường (doanh số, sản lượng,...), các thang với sự mô tả và liệu kê thành tố để đánh giá trách nhiệm (các mức hành thành trách nhiệm, mức đáp ứng yêu cầu cụ thể của trách nhiệm (thời gian, tiến độ, hiệu quả,...), các loại hành vi hiệu quả của một loại năng lực (năng lực chuyên môn "---", năng lực hành vi (năng lực công tác) --- "truyền thông", "làm việc nhóm", "sáng tạo",...)].
Về "nội dung đánh giá", và vì nội dung là cơ sở phát triển tiêu chuẩn, nên có thể là "các loại tiêu chuẩn đánh giá", có thể xác định để đánh giá đó là:
- Trách nhiệm
- Kết quả
- Năng lực
- Phẩm chất
Xác định các loại tiêu chuẩn hay nội dung đánh giá như vậy chỉ ở mức chung về nội dung đánh giá. Cụ thể hiện là xác định nội dung cụ thể cần đánh giá, ví dụ như nói trách nhiệm của giảng viên thì nêu trách nhiệm giảng dạy, nghiên cứu khoa học, các hoạt động hỗ trợ công tác khoa, bộ môn, sinh viên; về năng lực thì năng lực nghiên cứu, truyền thông, sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào giảng dạy,... Hay chư với nhân viên bán hàng thì kết quả đạt được cần nên như doanh số bán, tỷ lệ đảm bảo thực hiện nghiệp vụ đúng tiến độ, đạt yêu cầu chất lượng.
Về bộ tiêu chuẩn thì nếu như trong việc xác định nội dung đã có cụ thể về các loại thì ở đây là bước phát triển các thang đo theo các nội dung cụ thể đã nêu với đặc điểm chung là định nghĩa và mô tả. Đối với các về kết quả với dữ liệu đo lường khách quan thì có thể đo lường một cách rõ ràng, nhưng với các thang đo theo các loại tiêu chuẩn khác thì việc định nghĩa và mô tả chưa hoàn toàn được áp dụng để có kết quả xác định ngay mà phải được đánh giá để xác định. 
Dù tiêu chuẩn có thể đo lường trực tiếp hay tiêu chuẩn cần có đánh giá thì thường nhất mà hệ thống đánh giá thường áp dụng là xác định bằng các mức đo lường bằng số, phổ biết nhất là 5 mức độ đánh giá. 

Liên quan đến 1,2,3,4: Bộ ba khái niệm "mục tiêu", "nội dung", "phương pháp" là nội dung căn bản của đánh giá thành tích, trong công tác đào tạo cũng là 3 thành tố chính của một chương trình đào tạo. Vậy cần lưu ý mối quan hệ, sự thích hợp khi xác định "mục tiêu", "nội dung", "phương pháp". Lúc này "nội dung" có hàm chứa "tiêu chuẩn". 

2.2. Về việc chọn đề tài về quản trị thành tích.
Trong trường hợp này nội dung quản trị lúc này là:
- hoạch định thành tích
- thực hiện quản trị thành tích
- đánh giá thành tích
- xem xét đánh giá thành tích
Các nội dung của đánh giá thành giá cũng được đề cập ở đây nhưng tính chất đã khác, như thầy vì xác định mục tiêu, nội dung và tiêu chuẩn thì ở đây cần thực hiện công tác hoạch định, một trong những thể hiện cụ thể ở đây là cần cuộc họp hoạch định thành tích: Thảo luận về mục tiêu chung của bộ phận và mỗi nhân viên cần đạt được tuỳ theo công việc đảm trách, thảo luận về các trách nhiệm, thảo luận và tư vấn về các yêu cầu năng lực và phát triển cá nhân để đáp ứng yêu cầu công việc và năng lực. Bộ tiêu chuẩn sẽ được dựng trên cơ sở thảo luận và đồng thuận sẽ là căn cứ quan trong cho các nội dung tiếp theo của quản trị thành tích.

3. Phân tích và đánh giá thực trạng:
Ở phần trình bày thực trạng, thường thuộc chương 2 đối với dạng đề tài giải pháp, cần lưu ý:
- Việc phân tích và đánh trên cơ sở áp dụng phương pháp phù hợp và chỉ rõ thực tế về các nội dung cần phân tích do yêu cầu của nội dung nghiên cứu.
- Các kết luận của phần mà là căn cứ cơ bản để đề xuất giải pháp, tránh trường hợp kết luận một đàng, giải pháp một nẻo.

3. Phần giải pháp:
- Cần tập trung giải quyết vấn đề thực tiễn, nhưng là những vấn đề của đánh giá thành tích / quản trị thành tích. Giải pháp phải gắn liên với thực tiễn chứ không phải như là ghi ghép lại ý tưởng lý luận mà đơn vị nào cũng áp dụng được. 
- Có thể có sáng kiến, cách thức riêng của tác giả nhưng cơ bản thì lý luận, thực trạng, giải pháp có liên quan với nhau.

4. Nói cách đơn giản:
Để thực hiện đề tài giải pháp dạng nêu trên cũng như các dạng giải pháp thì lưu ý các điểm;
- Lý luận phải được tổng quan, trình bài lại một cách hệ thống nhưng ưu tiên nội dung sẽ áp dụng ở phần phân tích và giải pháp
- Cần áp dụng các phương pháp phù hợp. Có thể có đánh giá cá nhân nhưng cơ bản vẫn dựa trên các phương pháp, cách tiếp cận khoa học.
- Phải có tính cấu trúc, liên quan, thống nhất trong toàn bộ luận văn.











 

Nguồn tin: Nguyễn Quốc Tuấn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIỚI THIỆU / INTRODUCTION

LINKS: 1. DUE Elearning 2. SCV 3. Google Scholar 4. Face 5. Tel: +84914135723 TIẾNG VIỆT / ENGLISH 1. GIỚI THIỆU WEBSITE  Logo   Slogan   Lạc quan - Tích cực - Sáng tạo Quan điểm chủ đạo của admin: Sự thành công của nghề...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay728
  • Tháng hiện tại28,596
  • Tổng lượt truy cập4,180,904
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây