Cần cẩn trọng khi phát biểu vấn đề hành vi, văn hoá, giá trị và đạo lý.

Thứ tư - 05/07/2017 10:03
Bài viết lưu ý cho bạn đọc một số vấn đề để tránh gặp sự cố khi phát biểu những vấn đề mang tính đạo lý.
Cần cẩn trọng khi phát biểu vấn đề hành vi, văn hoá, giá trị và đạo lý.

NHỮNG NGỮ CẢNH MINH CHỨNG CHO SỰ CẦN THIẾT PHẢI CẨN TRỌNG

1. Tình huống bạn chê bai một người thực thi trách nhiệm xã hội về việc đã vì thực hiện nó mà không phải đạo tình nghĩa huynh đệ, bằng hữu, đồng hương hay đại loại bị chi phối bởi tình cảnh. 
- Về vấn đề này, nghe qua thấy hợp lý nhưng với cách nhìn khía cạnh khác, người ta đang thực hiện trách nhiệm xã hội, thực hiện hành xử và quyết định ở cấp độ phổ quát. Đặc biệt những người từ nền văn hoá khác có thể thẳng thừng không tán thành quan điểm của bạn. Để rõ vấn đề này bạn cần nghiên cứu thêm lý thuyết đa văn hoá, trong đó điển hình là cách khía cạnh đa văn hoá theo Tropenaar.
- Nhưng nếu bạn chê bai về hành vi thiếu trung thực thì không sao cả. Có thể có ai đó không quá quan trọng khía cạnh này, nhưng nói chung họ sẽ thừa nhận bạn. Điều đang đề cập liên quan đến giá trị phương tiện, thuộc giá trị cá nhân, không bị chi phối rõbởi yếu tố đa văn hoá, vấn đề đạo lý. 
- Tóm lại cần cảnh giác khi phát biểu vấn đề có tính chất đạo lý.

2. Bạn khen ngợi một nhân viên nào đó là hiền, là tốt, là dễ thương bởi họ luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác, dễ chịu, không bao giờ đụng chạm đến ai. 
- Với cách phát biểu trên, bạn đã tự chứng minh mình chưa thấu hiểu những vấn đề tinh tế tại nơi làm việc và cuộc sống nói chung. Xung đột là bạn đồng hành của cuộc sống. Nếu ai như bạn khen ngợi đó thực ra là người không dám đối diện vấn đề, chấp nhận để người khác "được đằng chân, lân đằng đầu".
- Điều đó không có nghĩa là cứ lúc nào cũng so đo với nhau, nhưng một cách tổng quát là cần có chiến lược giải quyết xung đột phù hợp trên cơ sởcân nhắc các yếu tố, như tầm quan trọng của vấn đề, của mối quan hệ, tình huống, sự ưu tiên cá nhân. 
- Hãy đọc bài hỗ trợ cộng đồng "phương pháp giải quyết xung đột" để rõ hơn.

3. Tình huống bạn cho rằng cần đánh giá sự hài lòng của nhân viên. Và người sếp được nhiều nhân viên hài lòng là người sếp tốt.
- Mỗi công việc tồn tại bởi nói có những lý do cần đến nó. Lý do căn bản chính là trách nhiệm của vị trí công việc đó (hay gọi là của vai trò đó thì chuẩn xác hơn). Trách nhiệm chính của người sếp là giúp bộ phận của mình đạt được mục tiêu đã cam kết với tổ chức, giúp mỗi nhân viên phát triển năng lực và đạt được các mục tiêu đã giao, chứ không phải là làm hài lòng nhân viên.
- Nhân viên hài lòng thì tốt đấy, và một mặt nào đó, cũng là thông tin tốt cho người sếp, nhưng đừng đồng nghĩa nó với việc đánh giá người sếp với tư cách là người thực hiện trách nhiệm của mình.

4. Tình huống bạn phát biểu về giá trị cá nhân của mình giữa đám đông diện rộng (không phải trong nhóm bạn thân) với cách diễn đạt khẳng định và với thái độ bất cần xem xét quan điểm của người khác. 
- Bạn đã không lưu ý rằng giá trị bạn nêu thuộc giá trị cá nhân, và một số người sẽ ưu tiên giá trị như bạn, nhưng không phải số đông là có ưu tiên như thế (họ ưu tiên cá giá trị cá nhân khác). Lời phát biểu của bạn chỉ nên trong phạm vi nhóm hẹp (nhóm bạn thân, bạn học). Hơn nữa không nên phát biểu một cách khẳng định trong khi không xem xét ý kiến khác.
- Lưu ý giá trị cá nhân cụ thể nào đó là ưu tiên của bạn, không phải cho tất cả mọi người. Vì thế "hiểu rõ và chấp nhận sự khác biệt" là một kỹ năng quan trọng đối với mỗi người.
- Để hiểu rõ hơn vấn đề đang đề cập, hãy tìm hiểu về các khái niệm giá trị cá nhân (personal values), giá trị văn hóa (cultural values).

5. Bạn hùng hồn chứng minh quyết định của bạn mang lại lợi ích trong khi vấn đề raquyết định đang đề cập vượt ra khuôn khổ phân tích lợi ích - chi phí, điển hình là trongcác tình huống cần ra quyết định đạo lý.
- Khi đó, bạn thực tế, đã vô tình bộc lộ sự trưởng thành giá trị ở cấp độ thấp hoặc chỉ ở mức bình thường. Khi bạn cân nhắc đến tính đạo lý, các nguyên tắc hành vi trong tình huống ra quyết định đạo lý chính là dấu hiệu sự trưởng thành giá trị ở cấp độ cao. Còn khi bạn chú trọng đến lợi ích thì đó là dấu hiệu ở cấp độ thấp.
- Hãy tìm hiểu các khái niệm về sự truởng thành giá trị, quyết định đạo lý của Rokeack để hiểu vấn đề đã nêu.

6. Bạn, đặc biệt là với vai trò là sếp, thao thao khoe về việc tổ chức của mình đoàn kết, trên bảo dưới nghe, mọi người đồng lòng, sếp - lính như anh em, trên dưới như một.
- Thật hoàn hảo. Chúc mừng!
- Rất tiếc. Vạch áo cho người xem lưng rồi. Thực tế, không cần phải tinh ý, cũng dễ thấy tổ chức của bạn đang mất dân chủ. May ra ở nhà Chùa, chốn tu hành thôi. Còn một tổ chức bình thường, làm sao có được những điều như bạn đã khoe khoang.

Tóm lại những vấn đề mang tính đạo lý cần lưu ý khi phát biểu trong phạm vi đối tượng đa dạng, trong môi trường đa văn hoá. Thiếu hiểu biết về đa văn hoá và thiếu nhạy cảm vấn đề đạo lý dễ rơi vào bẫy của chính mình, là cách tự mình "lạy ông tôi ở bụi này" vậy.

Nguồn tin: Tuấn Ngũ Hành Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỚI THIỆU / INTRODUCTION

LINKS: 1. DUE Elearning 2. SCV 3. Google Scholar 4. Face 5. Tel: +84914135723 TIẾNG VIỆT / ENGLISH 1. GIỚI THIỆU WEBSITE  Admin, sáng lập viên, tác giả: Nguyễn Quốc Tuấn   Hỗ trợ kỹ thuật: Lê Tùng Cương  Ngày thành lập:...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay1,144
  • Tháng hiện tại41,209
  • Tổng lượt truy cập4,686,538
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây