Cần hiểu, áp dụng đúng và tránh lạm dụng Teambuiding

Thứ bảy - 13/08/2022 10:10

34DB7D28 F41D 49AB 9182 EF6A7F7D6206

34DB7D28 F41D 49AB 9182 EF6A7F7D6206
Bài viết với các nội dung được đề cập:- teambuing là hữu ích nhưng đáng tiếc đã có hiện tượng lạm dụng, gây nên những bức xúc cho cộng đồng và rắc rối đối với các đơn vị, các nhà tổ chức hoạt động này;- đề cập tính việc tổ chức Teambuiding cần được được xác định rõ mục đích và có thiết kế từ những người am hiểu chuyên môn- gợi ý cấu trúc của bản thiết kế Teambuiding;- đưa ra các dấu hiệu có thể dẫn đến lạm dụng Teambuiding.
Cần hiểu, ứng dụng đúng và tránh lạm dụng Teambuiding!

Chúng ta chứng kiến nổi lên hiện tượng gần đây các tổ chức sử dụng Teambuiding cho các hoạt động của nhân viên và có nhiều phản ánh về việc tổ chức hoạt động có tính phản cảm, gây ra rất nhiều phức cho các tổ chức này khi phải đối diện, giải trình với các cơ quan chức năng, cũng như sự chỉ trích, phê phán từ động đồng mạng.

Thật đáng tiếc khi các tổ chức, đơn vị mong muốn tổ chức các hoạt động hữu ích lại phải đối diện những phiền phức, rắc rối, ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh tổ chức và đến tâm tư của nhân viên.

Mục đích bài viết này đưa ra góp ý cho các tổ chức, cá nhân tổ chức các hoạt động teambuiding hiểu và ứng dụng đúng, có định hướng, thiết kế và tổ chức hoạt động teambuiding, và đặc biệt trước hết tránh lạm dụng teabuiding và gây ra phiền phức, thậm chí tai tiếng cho tổ chức, cá nhân liên quan.

Teabuiding là hoạt động trong nhóm các hoạt động, trò chơi mà các tổ chức áp dụng trong việc phát triển nhân viên, tạo nên sự gắn kết, thúc đẩy môi trường, văn hoá tổ chức có định hướng. Cụ thể hơn sau đây là những lưu ý để thiết kế và tổ chức.

1, Tổ chức đang phát triển nhận thức của nhân viên về việc cần có nhận thức cởi mở với tính đa dạng trong tổ chức, khuyến khích tôn trọng cá nhân, thấu hiểu người khác thì khi đó sẽ lựa chọn các trò chơi hay hoạt động được thiết kế cho mục đích này. Ví dụ như lấy tên gọi trò chơi “Đàn ông sao Hoả, Đàn bà sao Kim”, có thể theo kịch bản chuyên gia thiết kế hoặc người thiết kế chủ động thiết kế với nội dung có thể như “các bạn nam có thể nói về tính cách, ưu điểm của nữ giới như sự gọn gàng, chu đáo, quan tâm người khác,… và có thể “nhắc khéo” đến hạn chế như…; phía các bạn nữ nói về tính cách, ưu điểm của nam giới, “nhắc khéo” đến hạn chế nam giới,… Người chủ trì cho phép có những tranh luận nhau với định hướng giúp mọi người tham gia có cái nhìn cởi mở hơn về sự khác biệt, phát huy ưu điểm của sự khác biệt để tạo nên sức mạnh của tập thể”.

2, Tổ chức đang muốn phát triển nhân viên về các năng lực tư duy, xem sự phát triển năng lực tư duy là sự thành công trong chiến lược tổ chức thì áp dụng các hoạt động và các trò chơi liên quan. Ví dụ như trò chơi “Đi dạo cùng nhau” (Tài liệu “Games and Exercises”, thuộc chương trình VIPP, Uniceff) theo đó “nhóm đang giải quyết một vấn đề, sau đó đi dạo cùng nhau (chuyện trò, nhìn cảnh, nhìn vật, nhìn người, nhìn trời, nhìn đất, nhìn mây,...) và trong cuộc trò chuyện đó khuyến khích sử dụng so sánh (analogy, phát minh cấu trúc nguyên tử của Niel Bhor là ví dụ cho analogy), ẩn dụ (methaphor, một trong các kỹ thuật phát triển ý tưởng mới) và từ đó phát triển lối tư duy sáng tạo; lời bình kết hợp ở đây sẽ nói về các hoạt động phi cấu trúc (nghe nhạc, dã ngoại, trải nghiệm” giúp phát triển não phải (não trái tư duy phân tích, lô gích; não phải tư duy sáng tạo).

Một hoạt động được tổ chức cần phải được lựa chọn, thiết kế và tổ chức phụ hợp với mục đích tác động đến nhân viên theo chiều hướng tích cực, phù hợp với mục tiêu của tổ chức!

3, Để tổ chức 1 trò chơi hoặc 1 hoạt động teambuiding thì người tổ chức cần nên thiết kế với nội dung như sau

Nội dung bản thiết kế 
i- Tên trò chơi: Tên có thể đặt dưa vào nội dung, mục đích hay liên quan và nên có sự phản ánh, truyền 1 thông điệp 
Ví dụ như “Bịt mắt bắt dê” thì chúng ta liên hệ đến điều rằng “chúng ta có thể nhận biết vật thể xung quanh, rộng ra là thế giới khách quan không chỉ qua bằng cách nhìn bằng mắt “thị giác” mà có thể bằng “âm thanh” (thính giác), “mùi vị” (khứu giác) và các giác quan khác để chiến thắng trong cuộc chơi.

ii- Mục đích: Làm rõ mục đích giúp người chơi, nhóm, tổ chức đạt được mục đích gì, ví dụ giúp người chơi nhận thức rằng cần có các hoạt động trải nghiệm, hoạt động phi cấu trúc để phát triển não phải (giúp phát triển tư duy sáng tạo); giúp mọi người sử dụng các kỹ thuật tư duy sáng tạo (tư duy ngược, tư duy so sánh, ẩn dụ,…); giúp mọi người nhận thức rằng sự khó khăn, thách thức thật ra là cơ hội tuyệt vời cho sự cạnh tranh và vượt lên của tổ chức (liên quan đến các hoạt động phát triển kỹ năng quản trị sự thay đổi).

iii- Vật dụng, vật liệu, phương tiện

iv- Con người và bối cảnh.

v- Thủ tục
Đây là nội dung thể hiện trong quá trình hoạt động. Cần nêu rõ các bước và các bước này cuối cùng phải dẫn đến được lời bình, sự nhận thức và mục đích.

vi- Lời bình: Người tổ chức sử dụng lời bình để kết luận, từ đó định hướng cá nhân, tổ chức. Lời bình cũng có thể áp dụng trong quá trình để định hướng ngay trong quá trình hoạt động.

Một số tình huống có thể gây ra sự cố tổ chức teambuiding.
1, Việc tổ chức hoạt động mà không xác định mục đích của nó
2, Các hoạt động trong thủ tục không được xây dựng để đạt được mục đích truyền thông, mục đích thay đổi nhận thức, mục đích hoạt động đã nêu, mà đi quan tâm là để “cho vui”, cho “hứng thú”
3, Người tổ chức thiếu am hiểu lĩnh vực phát triển tổ chức, khoa học hành vi.  

Hình ảnh minh hoạ hoạt động Teambuiding
34DB7D28 F41D 49AB 9182 EF6A7F7D6206
Hình ảnh trên ghi là một hoạt động Teambuiding "Xây tháp" trong học phần Phát triển kỹ năng quản trị.
Về mục đích: Hoạt động này được thiết kế trong việc tổ chức giảng dạy chương 8 của học phần (Chương 8 - Tạo dựng và làm việc nhóm". Mục đích của Teambuiding "Xây tháp" là thực hành kỹ năng, qua đó học viên thể hiện và học hỏi rèn luyện các hành vi thuộc các vai trò "lãnh đạo nhóm" và "thành viên tích cực của nhóm" qua đó phát triển kỹ năng tạo dựng và làm việc nhóm.
Liên quan đến nội dung thực hành kỹ năng: "Thực hành kỹ năng" là 1 trong 5 hoạt động của mô hình phát triển kỹ năng quản trị, gồm đánh giá (assessment), học tập (learning), phân tích (analysis), thực hành (practice) và ứng dụng (application).


Các tài liệu hướng dẫn để thiết kế vào tổ chức hoạt động
Tài liệu tổ chức các hoạt động phát triển kỹ năng lãnh đạo
https://tuannguhanhson.com/vi/download/Tai-lieu-hoc-tap-nghien-cuu/Leadership-Training-Activity.html

Tài liệu hướng dẫn tổ chức trò chơi và làm việc nhóm của Unicef (Liên hiệp quốc)
https://tuannguhanhson.com/vi/download/Tai-lieu-hoc-tap-nghien-cuu/Games-and-Exercises.html

Trang thiết kế học tập học phần phát triển kỹ năng quản trị trang web TuanNguHanhSon.Com
https://tuannguhanhson.com/vi/news/hrm-ob-elearning/danh-muc-40-nang-luc-hanh-vi-30.html

Link các bài viết liên quan phản ánh về sự cố tổ chức Teambuiding 
https://thanhnien.vn/
https://www.msn.com/vi-vn/news/national/t%E1%BB%AB-v%E1%BB%A5-teambuilding-ph%E1%BA%A3n-c%E1%BA%A3m-vui-c%C5%A9ng-nh%E1%BB%9B-ch%E1%BB%9B-qu%C3%A1-%C4%91%C3%A0/ar-AA1088cP

Tác giả bài viết: Tuấn Ngũ Hành Sơn

Nguồn tin: Nguyễn Quốc Tuấn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

GIỚI THIỆU / INTRODUCTION

LINKS: 1. DUE Elearning 2. SCV 3. Google Scholar 4. Face 5. Tel: +84914135723 TIẾNG VIỆT / ENGLISH 1. GIỚI THIỆU WEBSITE  Admin, sáng lập viên, tác giả: Nguyễn Quốc Tuấn   Hỗ trợ kỹ thuật: Lê Tùng Cương  Ngày thành lập:...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay1,006
  • Tháng hiện tại41,071
  • Tổng lượt truy cập4,686,400
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây