NCV số 4 - Có nên giải quyết vấn đề đang đối diện?

Thứ sáu - 28/07/2017 11:13

NCV số 4 - Có nên giải quyết vấn đề đang đối diện?

Có những vấn đề chúng ta đối diện mà không giải quyết thì lại tốt hơn là giải quyết nó.


Con người ta có cách suy nghĩ phổ biến theo lối phân tích (analytical thinking). Với cách suy nghĩ này, chúng ta nhận diện vấn đề của mình khi có sự khác biệt giữa mong muốn và tiêu chuẩn cần đạt được. Từ đó chúng ta thực hiện một quá trình tư duy để kết quả cuối cùng là lựa chọn một phương án. Đây cũng là cách tư duy mà trong hầu hết các bài tập hay các hướng dẫn về cách thức ra quyết định được đề cập đến.

Theo đó tuỳ theo các tài liệu hay tác giả thì có các đề xuất khác nhau, kể cả là số bước để ra quyết định, còn gọi là quyết định lý tính, nhưng cơ bản có mấy nội dung như là 1) xác định vấn đề (như đã nêu); 2) đưa ra các tiêu chuẩn và xác định trọng số (tầm quan trọng) các tiêu chuẩn để lựa  chọn; 3) phát triển các phương án chọn; 4) đánh giá các phương án theo mức độ đạt được các tiêu chuẩn chọn; 5) xác định giá trị mỗi phương án theo tổng điểm đánh giá, có tính đến trọng số tiêu chuẩn; 6) ra quyết định lựa chọn.

Bạn có thể tìm đọc các tài liệu hướng dẫn ra quyết định lý tính như trên trong rất nhiều các tài liệu học tập của các chuyên ngành đào tạo như các bước ra quyết định lý tính trong Hành vi tổ chức, quá trình ra quyết định phương án đầu tư trong các tài liệu về quản trị tài chính, toán tài chính,...

Thực tế thì tư duy của con người rất phức tạp và với các cách thức khác nhau. Trong quá trình trải nghiệm cuộc sống, học tập, chúng ta có thể hình thành nên các lối tư duy (thinking) khác như:
i- tư duy chiến lược (strategic thinking)
ii- tư duy hệ thống (systematic thinking)
iii- tư duy phê phán (critical thinking)
iv- tư duy sáng tạo (creative thinking)
v- tư duy lý luận (conceptual thiking)
vi- tư duy phức tạp (complexity thinking)

Rất may cho chúng ta là các tư duy đã nêu có yếu tố bẩm sinh đến mức độ nào đó, nhưng chúng ta có thể học hỏi và phát triển được. Các chương trình đào tạo về các kỹ năng được thiết kế chuyên cho phát triển tư duy, nhưng có các chương trình lồng ghép.

NCV nói về lối suy nghĩ sáng tạo, mà một trong các cách suy nghĩ đó gọi là tư duy khác biệt, đôi khi gọi là tư duy ngược. Với lối suy nghĩ của tư duy phân tích thì vấn đề đối diện phát sinh là do tiêu chuẩn để đánh giá rằng giữa mong muốn và thực tế có khác biệt, và mong muốn đang bị vi phạm. Tuy nhiên với lối suy nghĩ khác biệt thì "vấn đề" chưa hẳn là "vấn đề" bởi nói đang xem xét và có thể đảo ngược tiêu chuẩn, đánh giá lại khái niệm, sử dụng cách nhận thức khác của khái niệm, từ đó, thậm chí, cái gọi là "vấn đề" có khi lại không là gì cả, và có thể có ích. Chính vì thế việc "không giải quyết" như lời của NCV thì tốt hơn là thế.

 

Tác giả bài viết: Tuấn Ngũ Hành Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

GIỚI THIỆU / INTRODUCTION

LINKS: 1. DUE Elearning 2. SCV 3. Google Scholar 4. Face 5. Tel: +84914135723 TIẾNG VIỆT / ENGLISH 1. GIỚI THIỆU WEBSITE  Admin, sáng lập viên, tác giả: Nguyễn Quốc Tuấn   Hỗ trợ kỹ thuật: Lê Tùng Cương  Ngày thành lập:...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay2,936
  • Tháng hiện tại30,787
  • Tổng lượt truy cập4,625,596
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây