NƠI LÀM VIỆC THÀNH TÍCH CAO - ĐỘNG LỰC TRUNG TÂM CHO TỔ CHỨC
1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ HỆ THỐNG NƠI LÀM VIỆC THÀNH TÍCH CAO
1.1. Khái niệm và sự ảnh hưởng của hệ thống nơi làm việc thành tích cao
1.1.1. Khái niệm nơi làm việc thành tích cao
Nơi làm việc thành tích cao (High performance work systems – HPWS), như được định nghĩa bởi Thompson và Heron (2005), là “hệ thống các chính sách và thực hành của tổ chức được phối hợp mạnh mẽ với chiến lược cạnh tranh và các mục tiêu của tổ chức”. HPWS cùng với văn hoá tổ chức, vốn con người trở thành thành tố nền tảng của quan điểm dựa trên nguồn lực và là nhân tố tạo nên thành tích tổ chức (Gaye Ozcelik, Meryem Aybas, Cavide Uyargil, 2016).
Để để cập đến khái niệm “hệ thống nơi làm việc thành tích cao”, Sung và Ashton (2002) cho rằng có một số thuật ngữ có thể được sử dụng như “thực hành nơi làm việc thành tích cao”. Sung và Ashton giải thích, thực hành nơi làm việc thành tích cao thể hiện bằng “thực hành cam kết cao” và “quản trị tham gia cao”. Sung và Ashton (2002) cho rằng thực hành công việc thành tích cao bao gồm 3 lĩnh vực thực hành, đó là: thực hành tham gia cao; quản trị nguồn nhân lực; thực hành tưởng thưởng và cam kết. Những thực hành này liên quan đến cách tiếp cận cấu trúc trong phát triển nguồn nhân lực, hay còn gọi tiếp cận theo “gói”.
Để có thể triển khai các nội dung về đặc điểm và các thành tố của nơi làm việc thành tích cao, làm cơ sở cho chiến lược thành tích cao, tài liệu này sẽ sử dụng định nghĩa hệ thống nơi làm việc thành tích cao theo Becker và Huselid (1998), là “một hệ thống có mối liên kết bên trong chặt chẽ với nhau, tập trung vào giải quyết các vấn đề tác nghiệp và hướng đến thực hiện chiến lược cạnh tranh của tổ chức”.
1.1.2. Sự ảnh hưởng hệ thống nơi làm việc thành tích cao
Có nhiều nghiên cứu chứng minh sự ảnh hưởng của nơi làm việc thành tích cao, như các nghiên cứu của Jeffrey King (1995), Varma và đồng sự (1999), Ramsay và đồng sự (2000), Appelbaun và đồng sự (2000), Sung và Ashton (2005), Ericksen (2007).
Jeffrey King (1995). Jeffrey King thực hiện nghiên cứu 1000 công ty trong danh mục Fortune tại Hoa Kỳ, đã xác định rằng 60% trong số các tổ chức mà đã ứng dụng một trong những thực hành của HPWS, đó là thực hành gia tăng trách nhiệm của người lao động đã ảnh hưởng tương ứng đến sự gia tăng năng suất và 70% các tổ chức ảnh hưởng tương ứng đến sự cải tiến chất lượng. Nghiên cứu đã khám phá sự ảnh hưởng của các thực hành cụ thể trong HPWS. Trong một nghiên cứu 155 doanh nghiệp sử dụng các chương trình đào tạo chính thức, mức tăng trưởng đạt mức 19% năng suất mỗi trong 3 năm liền hơn các doanh nghiệp không áp dụng.
Varma và đồng sự (1999). Varma và các đồng sự thực hiện một nghiên cứu từ 39 doanh nghiệp nhằm khám phá những đặc điểm, vấn đề thiết kế và hiệu quả của những sáng kiến thành tích cao. Kết quả nghiên cứu chứng tỏ được hệ thống nơi làm việc thành tích cao biểu hiện mạnh ở các công ty cạnh tranh mạnh. Cụ thể đã nhận diện các mối liên hệ của HPWS đến tổ chức:
Ramsay và đồng sự (2000). Mục đích của nghiên cứu này là xác định mối liên hệ giữa hệ thống nơi làm việc thành tích cao với đầu ra của người lao động và với thành tích tổ chức. Nghiên cứu đã chứng minh được mối liên hệ của việc áp dụng HPWS với sự cải thiện thành tích. Nghiên cứu của các tác giả đã dựa trên dữ liệu cuộc khảo sát quan hệ lao động tại nơi làm việc ở Anh Quốc năm 1998, chứng minh được mối liên hệ giữa các chỉ tiêu thành tích với mức độ áp dụng HPWS.
Appelbaun và đồng sự (2000). Một nghiên cứu toàn diện sự tác động của hệ thống nơi làm việc thành tích cao. Nghiên cứu đã sử dụng các phỏng vấn đối với các nhà quản trị, thu thập dữ liệu về thành tích tổ chức, và dữ liệu khảo sát của người lao động có kinh nghiệm từ trải nghiệm tại nơi làm việc. Gần 4400 nhân viên từ 44 công ty đã được khảo sát. Kết quả nghiên cứu thể hiện được bằng những kết luận sau:
Cũng theo nghiên cứu của Appelbaun và các đồng sự, sự ảnh hưởng của HPWS đến các cá nhân người lao động, đó là:
Sung và Ashton (2005). Nghiên cứu về hệ thống nơi làm việc thành tích cao này được thực hiện tại 294 công ty của Anh Quốc, bao gồm 10 tình huống. Mục đích của nghiên cứu xác định mối liên hệ giữa việc áp dụng các thực hành của HPWS với đầu ra của tổ chức. Một danh sách 35 thực hành của HPWS đã được xác định với 3 nội dung là thực hành tham gia, thực hành nguồn nhân lực, thực hành tưởng thưởng và cam kết. Nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng về mức độ áp dụng của HPWS thông qua số lượng các thực hành có mối liên hệ với thành tích tổ chức.
Ericksen (2007). Nghiên cứu được thực hiện tại 196 cơ sở kinh doanh nhỏ để kiểm định giả thuyết rằng HPWS tạo nên lợi thế nguồn nhân lực bằng việc kết hợp đặc điểm cốt yếu của người lao động với mục tiêu chiến lược của tổ chức và bằng việc áp dụng đặc điểm nơi làm việc tương thích với tình huống chiến lược mới của tổ chức.
1.2. Đặc diểm của hệ thống nơi làm việc thành tích cao
Theo Becker và Huselid (1998), một hệ thống nơi làm việc thành tích cao có các đặc điểm:
Armitage và Keble-Allen (2007) xác định 3 đặc điểm của hệ thống nơi làm việc thành tích cao, đó là:
2. PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC THÀNH TÍCH CAO
2.1. Các thành tố của hệ thống nơi làm việc thành tích cao
Các thành tố của hệ thống nơi làm việc thành tích cao được xác định bởi các nghiên cứu của Ashton và Sung (2005) và các tác giả khác như đã được giới thiệu, có thể được tổng hợp như ở biểu 1 sau.
Biểu 1. CÁC THÀNH TỐ CỦA HỆ THỐNG NƠI LÀM VIỆC THÀNH TÍCH CAO
Nghiên cứu |
Thành tố của HPWS |
Appelbaum và đồng sự (2000) |
|
Sung và Ashton (2005) |
|
Thompson và Heron (2005) |
|
Các thành tố của HPWS chính là các nội dung cân nhắc trong thiết kế nơi làm việc thành tích cao, là nội dung của chiến lược thành tích cao.
2.2. Phát triển chiến lược thành tích cao
2.2.1. Cách tiếp cận phát triển chiến lược thành tích cao
Chiến lược thành tích cao chính là một hệ thống nơi làm việc thành tích cao cần thiết lập và thực hiện sao cho nó nhằm vào đạt mục tiêu của tổ chức. Mục đích đặt ra của chiến lược là tạo ra và duy trì văn hoá thành tích cao. Cách tiếp cận để phát triển chiến lược thành tích cao vì thế cần dựa trên việc thấu hiểu những mục tiêu này là gì và làm thế nào con người đóng góp cho việc đạt được những mục tiêu đó, đồng thời xác định loại văn hoá thành tích cần có để nó là nền tảng cho nơi làm việc thành tích cao.
Theo Armstrong (2011), các đặc điểm văn hoá thành tích là:
Phát triển chiến lược thành tích cao chính là quá trình thiết lập và thực hiện hệ thống nơi làm việc thành tích cao. Armstrong (2011) cho rằng, một quá trình phát triển chiến lược thành tích cao cần được thực hiện qua các bước:
Phân tích chiến lược kinh doanh giúp nhận diện, thấu hiểu bản chất chiến lược kinh doanh hiện tại, thông qua việc trả lời các câu hỏi:
Những đặc điểm văn hoá thành tích đã nêu cần được sử dụng như là điểm xuất phát và một quá trình xem xét cần thực hiện để xác lập được danh mục các đặc điểm văn hoá thành tích và nó sẽ trở thành thành tố của lời phát biểu về mục đích của việc phát triển hệ thông nơi làm việc thành tích cao.
Trong quá trình phân tích hiện trạng việc sắp xếp, cần đi đến những kết luận của việc trả lời các câu hỏi:
Xác định một cách rõ ràng những hoạt động thực tiễn đặc thù nào cần được cải tiến.
Cần có định nghĩa và giải thích các nội dung trong danh sách các thực hành.
Xác định các thực hành có thể liên kết thành các “gói” và nhằm đến việc xác định mối liên hệ tương hỗ nhau giữa các gói.
Kiểm tra tính thực tế toàn bộ danh sách các thực hành hay các gói, để đảm bảo rằng nó có thể thực hiện được trong thực tế. Cụ thể cần trả lời cho được các câu hỏi như là:
Nội dung các hoạt động hay các gói cần được thực hiện và tương hỗ nhau. Trong khi đó vẫn có những nội dung hoạt động hay gói cần phải xác định sự ưu tiên. Để xác định sự ưu tiên, cần thực hiện các đánh giá:
Phát triển các phát biểu về các mục tiêu được giới thiệu ở giai đoạn 2 và xác định điều gì đạt được, tại sao và như thế nào?
Các những hoạt động kinh doanh cần nên thuê ngoài. Các hoạt động của các thực hành HPWS cũng vậy, có thể được cung ứng bởi các chuyên gia hay các đơn vị bên ngoài tổ chức.
Các chính sách chỉ là tuyên bố và các hướng dẫn góp phần cho cơ sở ra quyết định, chưa định rõ được nội dung nào cần thực hiện, ai sẽ thực hiện, và các điều kiện, phương tiện thực hiện. Một kế hoạch thực hiện, vì thế, là cần thiết để làm cơ sở chính yếu để thực hiện, biến chính sách thành thực tiễn. Một kế hoạch thực hiện cần bao gồm các nội dung:
Thường thì 80% thời gian dành cho việc phát triển và giới thiệu HPWS trong các giai đoạn, gọi chung là giai đoạn hoạch định, còn giai đoạn thực hiện là 20%. Nhưng 20% này không thành hiện thực thì mọi kế hoạch chỉ là trên giấy và ở mức truyền thông. Vậy trong giai đoạn này cần tiếp tục thể hiện các kỹ năng của nhà quản trị, như kiểm soát, lãnh đạo và quản trị sự thay đổi.
Nguồn tin: Tuấn Ngũ Hành Sơn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
LINKS: 1. DUE Elearning 2. SCV 3. Google Scholar 4. Face 5. Tel: +84914135723 TIẾNG VIỆT / ENGLISH 1. GIỚI THIỆU WEBSITE Admin, sáng lập viên, tác giả: Nguyễn Quốc Tuấn Hỗ trợ kỹ thuật: Lê Tùng Cương Ngày thành lập:...