CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP
(Development professional skills)
Chương trình huấn luyện “Kỹ năng giải quyết xung đột” giúp người học có khả năng:
Chương trình thích hợp áp dụng cho nhóm 20-30 học viên. Những người học là những nhân viên văn phòng, những người đã và đang làm việc trong môi trường thay đổi và năng động.
Xung đột là bạn đồng hành của cuộc sống. Dù muốn hay không, bất cứ ai cũng đối diện vấn đề xung đột và cần có những hiểu biết về chúng và cần có các kỹ năng để giải quyết xung đột.
Con người có xu hướng tránh sự xung đột. Thực tiễn trong các tổ chức, phát sinh khách quan và chủ quan những tình huống xung đột. Sự khác biệt giữa các cá nhân như là tính tất yếu của con người là yếu tố có thể gây nên xung đột. Cũng có thể áp lực về thời gian, nguồn lực và các yếu tố môi trường khác nhau gây nên xung đột.
Kỹ năng giải quyết xung đột không phải là lẩn tránh nó, chối bỏ nó mà cần có những hiểu biết và kỹ năng áp dụng các chiến lược.
Xung đột nói chung là điều phiền toái, chán ghét và bao nhiêu điều khó chịu khác. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc né tránh xung đột, loại bỏ xung đột là điều tốt nhất quyết. Có những tổ chức thất bại do thiếu kỹ năng giải quyết xung đột, lẩn tránh, chối bỏ nó và có những tổ chức thành công bởi những nhân viên biết cách đối diện và giải quyết nó. Vấn đề ở đây nằm ở chỗ kỹ năng giải quyết xung đột.
Các nghiên cứu đều chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực của xung đột nhưng thừa nhận chung là xung đột về con người có thể gây nên sự huỷ hoại tổ chức và xung đột về vấn đề giúp phát triển tổ chức. Sự thất bại của xung đột vấn đề không phải ở vấn đề mà ở kỹ năng giải quyết nó bởi những con người thiếu kỹ năng, biến nó trở thành xung đột con người.
Chương trình huấn luyện tập trung giúp người học nhận rõ tâm điểm và nguồn gốc của xung đột và đặc biệt là biết cách đánh giá tình huống để lựa chọn chiến lược giải quyết xung đột.
Theo hai biến số mức độ hợp tác và mức độ khẳng định lập trường, có năm chiến lược giải quyết xung đột: dễ dải, trốn tránh, thúc ép, thoả hiệp và hợp tác.
Kỹ năng lựa chọn chiến lược thể hiện ở cách tiếp cận trong đánh giá các yếu tố tác động trong lựa chọn chiến lược, đó là tầm quan trọng của vấn đề, của mối quan hệ và ưu tiên cá nhân.
Khóa huấn luyện áp dụng đa dạng các phương pháp, trong đó có các phương pháp như sau:
BUỔI |
THỜI GIAN |
CHỦ ĐỀ / NỘI DUNG CHÍNH |
NỘI DUNG CHI TIẾT / CÁC HOẠT ĐỘNG |
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ LƯU Ý |
1 |
7.30’-7.45’ |
Tổ chức lớp học |
|
|
7.45’-8.00’ |
Tình huống xung đột. |
- Mô tả một tình huống xung đột và đề nghị cách thức giải quyết nó. - Bài giảng về tác dụng cũng như các mặt lợi và hại của xung đột. |
|
|
8.00’-8.30’ |
Nhận diện kỹ năng |
Trắc nghiệm kỹ năng giải quyết xung đột. |
|
|
8.30’-9.00’ |
Chiến lược giải quyết xung đột |
Thảo luận về tính ưu việc của mỗi cách giải quyết xung đột trong tình huống đã nêu. 5 chiến lược giải quyết xung đột. |
|
|
9.00’-930’ |
Lựa chọn chiến lược giải quyết xung đột. |
Thảo luận một tình huống xung đột và đề nghị chiến lược giải quyết |
|
|
9.30’-10.00’ |
Giải lao |
|
|
|
10.00’-10.5’ |
Khởi động |
Giải ô chữ |
|
|
10.5’-10.30’ |
Lựa chọn chiến lược giải quyết xung đột. |
Đánh giá và lựa chọn chiến lược đã nêu |
|
|
10.45’-11.15’ |
Ứng dụng |
Đề xuất liên hệ thực tiễn. |
|
|
N G H Ỉ T R Ư A |
||||
2 |
13.30-13.40’ |
Khởi động |
Giải ô chữ |
|
13.40’-14.00’ |
Tình huống – Chiến lược |
List danh mục tình huống với các biến số. Đề nghị việc lựa chọn. |
|
|
14.00’-14.30’ |
Tình huống tiến thoái lưỡng nan |
Nêu tình huống và đề nghị giải quyết Bài giảng về sự khác biệt về giá trị. |
|
|
14.30’-15.00’ |
Giải ô chữ |
Đề cập đến các khái niệm liên quan đến giải quyết xung đột. |
|
|
15.00’-15.15’ |
Giải lao |
|
|
|
15.15’-16.00’ |
Lựa chọn chiến lược |
Nêu tình huống và yêu cầu chiến lược. |
|
|
16.00’-16.45’ |
Tình huống tiến thoái lưỡng nan |
Bài giảng về thấu hiểu giá trị và ưu tiên cá nhân. |
|
|
16.45’ |
Tổng kết |
Tóm tắt nội dung Hướng dẫn các thực hành khác (nếu còn thời gian). |
|
Phương pháp đánh giá phổ biến hiện nay dựa trên tiếp cận của Kirkpatrick. Các cách triển khai cụ thể có thể là một trong ba phương án hoặc kết hợp nó như sau:
1/ Thiết kế bộ câu hỏi đánh giá theo thang điểm theo các cấp độ của cách tiếp cận Kirkpatrick.
2/ Thiết kế bộ câu hỏi mở.
3/ Trao đổi với các học viên.
Nguyễn Quốc Tuấn, Tiến sĩ, Giảng viên Khoa QTKD, Trường đại học kinh tế, ĐHĐN.
Tel: +0914135723
Email: tuannq@due.edu.vn
Website: http://TuanNguHanhSon.Com
Nguồn tin: Nguyễn Quốc Tuấn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
LINKS: 1. DUE Elearning 2. SCV 3. Google Scholar 4. Face 5. Tel: +84914135723 TIẾNG VIỆT / ENGLISH 1. GIỚI THIỆU WEBSITE Admin, sáng lập viên, tác giả: Nguyễn Quốc Tuấn Hỗ trợ kỹ thuật: Lê Tùng Cương Ngày thành lập:...