PC số 6 - Hướng dẫn đề tài nghiên cứu về thái độ

Thứ tư - 06/10/2021 12:00

Research problem

Research problem
PC (Professional Cooperation - Hợp tác chuyên môn) là lĩnh vực hợp tác trong giảng dạy, nghiên cứu, tư vấn thiết kế và triển khai ứng dụng quản trị nguồn nhân lực và hành vi tổ chức, thuộc Hoạt động chuyên môn của TuanNguHanhSon.Com. PC số 3 hướng dẫn thực hiện luận văn tốt nghiệp đề tài về thái độ.
1. Giới thiệu chung

 # Bài viết này hướng dẫn thực hiện đề tài với một số lưu ý chung như sau:
- Dành cho đề tài thuộc dạng nghiên cứu. Thường nhận thấy sự khác biệt về cấu trúc trong trình bày báo cáo giữa đề tài nghiên cứu với đề tài giải pháp. Với đề tài giải pháp, cấu trúc nội dung chính 3 chương được xem là truyền thống. Đề tài dạng nghiên cứu có cấu trúc khác, có thể thiết kế linh hoạt hơn tuỳ theo cách thức trình bày mỗi người. Thực tế cũng không hoàn toàn khác biệt giữa các đề tài theo dạng nghiên cứu của một luận văn thạc sĩ, nên người thực hiện có thể tham khảo cách tiếp cận phổ biến dạng đề tài này. 

- Mặc dù đề tài dạng giải pháp cũng phải áp dụng phương pháp nghiên cứu, nhưng phương pháp thực hiện ở đề tài giải pháp được xem là một trong những nội dung điều kiện để tác giả giới thiệu sản phẩm chính là giải pháp ứng dụng giải quyết cho vấn đề thực tiễn. Trong khi đó, đối với đề tài nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, mà nói đầy đủ hơn là thực hiện quá trình nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu đòi hỏi có cách trình bày rõ ràng, khoa học, thuyết phục hơn đối với đề tài dạng giải pháp.

- Hướng dẫn này tập trung nói về nghiên cứu thái độ. Nghiên cứu thái độ là một trong những hướng nghiên cứu chính trong hành vi tổ chức.

2. Cụ thể về việc thực hiện đề tài:

# Về việc phát biểu tên đề tài nghiên cứu thái độ, đơn giản và cũng thường gặp là cách phát biểu: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hướng đến ---- Các nhân tố nêu trên là các biến số độc lập, điều xem là tác động đến chính là thái độ, biến phụ thuộc.

# Đối với một số nghiên cứu, tuỳ theo mục đích nghiên cứu, không chỉ là các nhân tố tác động mang tính khái quát, là các biến số độc lập cần phân tích và xác định để khái quát mối liên hệ "nhân tố tác động" đối với "thái độ", người nghiên cứu có thể bổ sung các biến kiểm soát để thực hiện một số phân tích và hoàn thiện mô hình. Tuy nhiên việc mở rộng nghiên cứu để hoàn thiện sẽ được tác giả giải thích trong đối tượng, mục tiêu, không cần thiết chỉnh tên đề tài để thể hiện nội dung nghiên cứu này.

# Như vậy tuỳ theo mục tiêu nghiên cứu, mô hình và các mối quan hệ có thể được phát triển thêm, nhưng cơ bản thực hiện đề tài theo kiểu "các nhân tố" - các biến độc lập X tác động đến một "thái độ" tác giả quan tâm - biến phụ thuộc Y là đảm bảo thể hiện được nội dung cần thực hiện.

# Vấn đề phương pháp nghiên cứu được áp dụng để thực hiện đề tài. 
Như đã nêu, bài hướng dẫn này dành đề tài nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu được giới thiệu và trình bày một cách có hệ thống, thể hiện được việc sử dụng phương pháp phù hợp cho việc đưa ra các dữ liệu, thực hiện các phân tích và đánh giá với độ tin cậy cao, để tài nghiên cứu trong lĩnh vực hành vi tổ chức có thể sử dụng phương pháp định tính hoặc định lượng, nhưng cách tiếp cận phổ biến hiện nay là kết hợp sử dụng định tính và định lượng. 

# Về việc xây dựng thang đo nhân tố: Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người thực hiện. Trừ một vài trường hợp mà việc áp dụng thang đo là rõ ràng, thuyết phục đo được  bởi các nghiên cứu có uy tín và bối cảnh nghiên cứu rất phù hợp, người thực hiện có thể áp dụng danh mục thang đo lường đã có, còn lại trong nhiều trường hợp thì người thực hiện cần phải thực hiện việc xây dựng hệ thống thang đo lường.

# Để tránh việc hiểu khác nhau thuật ngữ thang đo đang chỉ các nhân tố / biến số chính (factors / variables), hay là các biến thành phần, các mô tả, các phát biểu (items), dưới đây tôi sẽ dùng thuật ngữ nhân tố (factors) và mô tả (items) để đề cập đến việc xây dưng thang đo trong tình huống cần phân biệt. 

# Tiếp tục việc nói về xây dựng thang đo với lưu ý vừa nêu trên: Trừ các nghiên cứu gần như mới hoàn toàn nhằm đạt được những kết quả nghiên cứu có thể công bố trên các tạp chí khoa học (không phải bài viết này), một đề tài thạc sĩ thực hiện nghiên cứu nhân tố đối với các thái độ đã có khái niệm đã được nghiên cứu cả về thái độ và các nhân tố. Tác giả hãy tập trung giải quyết vấn đề cụ thể và thiết thực sau:

1) Đi đến thống nhất việc sử dụng khái niệm thái độ với định nghĩa và mô tả nó (biến Y của mô hình).

2) Xác định các nhân tố (factors, biến X của mô hình) trên cơ sở tham khảo và hệ thống hoá các đề tài đã nghiên cứu từ đó xác định các nhân tố phù hợp; dữ liệu này gần như đã có sẵn từ các công bố trước, sự đóng góp của tác giả ở đây là hệ thống hoá, chắc lọc, xác định lại; phương pháp ở đây thường nghiên cứu tài liệu, kết hợp phỏng vấn nhóm. Việc xác định các nhân tố phù hợp cho mô hình và thực tiễn vấn đề nghiên cứu là một trong những đóng góp quan trọng, cụ thể của đề tài nghiên cứu.

3) Xác định các mô tả / các phát biểu (Items) đo lường mỗi nhân tố (factor). Việc mô tả các iterms và thực hiện quá trình phân tích để đảm bảo độ tin cậy của nó cho việc đo lường nhân tố (factors) là một trong những đóng góp quan trọng, cụ thể của đề tài nghiên cứu.

4) Về việc đo lường biến phụ thuộc Y
Biến phụ thuộc Y ở đây là biến thái độ.
Nhiều nghiên cứu có vẻ rất bài bản nhưng biến thái độ đo lường một cách sơ sài nên kết quả nghiên cứu không đáng tin cậy. Thậm chí có một số nghiên cứu sử dụng thang đo với các mô tả không liên quan đến khái niệm được tác giả giới thiệu, mà là đo lường thái độ khác!
Việc đo lường thái độ là chủ đề rất dễ gây tranh cải. Tuy nhiên khi bạn đã chọn đề tài nghiên cứu về thái độ thì việc đo lường nó là nhiệm vụ cần đặt ra.
Có thể có một số cách xây dựng các items cho thang đo thái độ:
- sử dụng các items đã công bố phù hợp với định nghĩa bạn đang sử dụng và phù hợp đối tượng nghiên cứu 
- sử dụng các items đã công bố và điều chỉnh ở mức độ chấp nhận được (không góc thay đổi căn bản) cho phù hợp với định nghĩa bạn đang sử dụng và phù hợp đối tượng nghiên cứu.
- Phát triển thang đo bám sát với định nghĩa bạn đã sử dụng và phù hợp đối tượng nghiên cứu.
Các bạn cũng cần lưu ý rằng trong mọi trường hợp các items phản ánh định nghĩa sử dụng. Có thể nói đơn giản nếu định nghĩa và các items không phù hợp, kết quả nghiên cứu không đảm bảo độ tin cậy.

Chúc các bạn thành công!

  

 

Nguồn tin: Nguyễn Quốc Tuấn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

GIỚI THIỆU / INTRODUCTION

LINKS: 1. DUE Elearning 2. SCV 3. Google Scholar 4. Face 5. Tel: +84914135723 TIẾNG VIỆT / ENGLISH 1. GIỚI THIỆU WEBSITE  Logo   Slogan   Lạc quan - Tích cực - Sáng tạo Quan điểm chủ đạo của admin: Sự thành công của nghề...

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay651
  • Tháng hiện tại43,902
  • Tổng lượt truy cập4,148,123
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây